PHP được biết đến là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế và lập trình website. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ PHP là gì hay những điều liên quan tới ngôn ngữ này. Đặc biệt là người mới học lập trình hay người có dự định thiết kế web bằng PHP. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về ngôn ngữ PHP nhé.

PHP là gì? Giới thiệu ngôn ngữ PHP

PHP là cách viết tắt hồi quy của cụm từ tiếng Anh Hypertext Preprocessor, là ngôn ngữ lập trình kích bản mã nguồn mở (hay ngôn ngữ lập trình đa mục đích) được được phát triển từ năm 1994. Nó được dùng để phát triển các ứng dụng cho máy chủ. Ngôn ngữ này chạy ở phía server, nhằm sinh mã html trên client. Cũng chính bởi thế, PHP đã tạo ra các ứng dụng web. Mã lệnh của nó được nhúng vào html nhờ sử dụng cặp thẻ PHP <?php?>.

Ngôn ngữ lập trình PHP hiện đã trải qua rất nhiều phiên bản khác nhau. Do được tối ưu hóa cho website nên cách viết mã tương đối rõ ràng. Tốc độ của mã PHP, dễ hiểu dễ học. Bởi vậy mà PHP trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình website phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi các công ty, dịch vụ thiết kế website. Thậm chí là nhiều website lớn như Facebook.com, Mona.website,… cũng đã sử dụng PHP để thiết kế web.

Công ty lập trình phần mềm Mona Media
Công ty thiết kế website Mona Media thường xuyên sử dụng PHP trong dự án của mình

Chạy trên môi trường web máy chủ nên PHP lưu trữ dữ liệu thống qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Do đó, PHP thường đi kèm với MySQL, Apache và hệ điều hành Linux. Trong đó,

  • MySQL đóng vai trò là nơi lưu trữ và truy vấn dữ liệu, tương tự các cơ sở dữ liệu như: SQL server, Postgres, Oracle,…
  • Apache là phần mềm web máy chủ, có nhiệm vụ tiếp nhận request từ trình duyệt của người dùng và chuyển giao cho PHP xử lý, sau đó gửi trả lại cho trình duyệt.
  • Linux: Đây là hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến dành cho các web máy chủ. Linux có nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó, Ubuntu và  RedHat Enterprise Linux thường là các phiên bản được sử dụng nhiều nhất.

PHP hoạt động như thế nào?

Khi có người dùng gọi trang PHP, web máy chủ sẽ triệu gọi PHP Engine thông dịch trang PHP và trả lại kết quả cho người dùng. (Theo mô hình dưới ảnh)

cách PHP hoạt động
Sơ đồ đơn giản giải thích cách PHP hoạt động

Thông thường, khi chạy code, chúng được làm theo một quy trình thông dịch và trả kết quả mà chúng ta không nhìn thấy. Dưới đây là mô tả ngôn ngữ PHP khi thực thi một đoạn code thường được trải qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Lexing

Lexing (hay còn gọi là tokenizing), là quá trình chuyển một đoạn mã nguồn PHP thành một chuỗi các token có gắn giá trị.  PHP sử dụng re2c để tạo các lexer của nó từ file khai báo.

Giai đoạn 2: Parsing

Bộ phận tích chú Phsp (parser) được tạo qua file grammar BNF với Bison. Ngôn ngữ lập trình PHP sử dụng cấu trúc LALR. Ở giai đoạn này, sẽ nhận các luồng token từ lexer như các biến đầu vào. Chúng thực hiện 2 công việc sau:

  • Xác định tính hợp lệ của token bằng việc khớp chúng với từng quy tắc ngữ pháp định nghĩa trong tập tin ngữ pháp BNF. Bước này đòi hỏi cấu trúc ngôn ngữ phải hợp lệ, theo dạng trong luồng stream.
  • Bộ parser tạo cây cú pháp trừu tượng AST, mã nguồn hiển thị dưới dạng cây và dùng trong giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 3: Compiling

Giai đoạn Compiling hay còn gọi là biên dịch, sử dụng AST phát ra các mã tác dụng bằng cách duyệt cây phương pháp đệ quy.

Ở giai đoạn này thực hiện một vài tối ưu hóa, giải quyết lời gọi hàm. Người dùng có thể kiểm tra đầu ra các đoạn mã được tối ưu bằng nhiều cách, thông qua VLD, PHPDBG hay OPcache. Trong đó, VLD thường được sử dụng bởi nó tạo ra các mã output dễ đọc hơn cả.

Giai đoạn 4: Interpreter

Đây là giai đoạn thông dịch mã tác vụ. Tại đây, mã tác vụ chạy trên Zen Engine VM, với giai đoạn đầu hầu như rất ngắn, đầu ra tương tự như kết quả khi sử dụng PHP echo, var_dump,…

Lập trình PHP có thể làm được những gì?

Là một mã nguồn mở, nền tảng độc lập, PHP sử dụng và hướng đối tượng cực tốt. Không những thế, đây còn là ngôn ngữ dễ học, tương thích máy chủ, tích hợp cơ sở dữ liệu cực kỳ dễ dàng. Người dùng có thể phát triển ứng dụng theo mục đích sử dụng. Bởi vậy, đây cũng là ngôn ngữ lập trình được ưu tiên sử dụng nhiều hiện nay, đặc biệt là tạo ra các website.

Lập trình với PHP
Lập trình với PHP có thể làm được nhiều thứ khác.

Ngôn ngữ lập trình PHP giúp tạo ra các website động với tính tương tác cao, đồng thời, PHP còn có thể:

  • Thu thập các dữ liệu biểu mẫu
  • Gửi và nhận cookie
  • Giúp người dùng tạo, mở, xóa, viết, đóng tệp trên máy chủ với PHP.
  • Xóa, sửa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
  • Kiểm soát truy cập của người dùng.
  • Mã hóa dữ liệu,…

Có nên học PHP không?

Nếu bạn đang có dự định học một ngôn ngữ lập trình nào đó, hãy lựa chọn PHP. Đây là ngôn ngữ lập trình được đánh giá đơn giản nhưng lại có tính linh động và hiệu quả cực kỳ. Bởi vậy mà những trang web lớn như Yahoo, Joomla, Facebook, Wikipedia, WordPress,… đều được làm bằng PHP.

Một số ưu điểm nổi bật của PHP khiến bạn không thể không học ngôn ngữ lập trình này:

  • Là mã nguồn mở, linh hoạt cho người lập trình.
  • PHP tích hợp sẵn Database Client nên dễ dàng kết nối các hệ cơ sở dữ liệu thông dụng.
  • Có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
  • Có tính cộng đồng, được phát triển và tối ưu liên tục khiến cho PHP trở nên ngày càng thân thiện hơn.
  • Cung cấp cơ chế hoạt động cho phép các lập trình viên có thể triển khai chức năng bảo mật cho website của mình.
  • Là tiền đề cho bạn học các ngôn ngữ lập trình khác.

Không những thế, nếu bạn học lập trình PHP, bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn. Nhất là trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay. Bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào có nhu cầu thiết kế website giá rẻ với ngôn ngữ PHP đều có thể là nơi tạo nên công việc và thu nhập cho bạn.

Hay chỉ đơn giản nếu bạn search trên Google cụm từ “việc làm lập trình PHP”, bạn sẽ thấy có hơn 11,2 nghìn kết quả. Để thấy được cơ hội về công việc này tương đối rộng mở và phát triển. Vậy tại sao bạn lại không học PHP chứ?

Có nên thiết kế web bằng PHP

Nếu bạn có dự định thiết kế web và đang lăn tăn không biết liệu có nên lựa chọn tạo website bằng PHP không thì câu trả lời là Có! Bởi lẽ

Thiết kế web bằng PHP đang là xu hướng hiện nay

Xu hướng sử dụng PHP
Xu hướng sử dụng PHP để thiết kế website ngày càng phổ biến

PHP trở thành ngôn ngữ lập trình chủ đạo trong thời đại công nghệ 4. Ngay cả những website, các kênh mạng xã hội lớn cũng được tạo ra với ngôn ngữ lập trình PHP thì bạn cũng đủ thấy được giá trị sử dụng của ngôn ngữ này rồi.

PHP đơn giản, dễ sử dụng

Hầu hết các đơn vị thiết kế website Mona Media, các freelancer cũng đang lựa chọn PHP là ngôn ngữ lập trình chủ đạo để thiết kế web cho khách hàng. Bởi web bằng PHP dễ sử dụng, hiển thị đơn giản, dễ nhìn, dễ đọc, dễ dùng. Không những thế, tính bảo mật của website thiết kế từ PHP khá cao.

Không những thế, thiết kế web bằng PHP giúp các trang web có sự thân thiện cao. Web có thể tương thích với mọi trình duyệt từ chrome, cốc cốc, firefox,… Đây là tiêu chí quan trọng giúp website chuẩn SEO, tiếp cận đối tượng khách hàng tốt hơn.

Giúp tối ưu tốc độ load và xử lý dữ liệu cho web

Thiết kế web bằng PHP giúp cho website có tốc độ load nhanh. Đây là điều vô cùng quan trọng tạo nên sự thân thiện và tính hiệu quả của website. Đặc biệt là đối với website bán hàng, mỗi ngày chịu tải hàng ngàn, hàng triệu khách ghé thăm mỗi ngày. PHP sẽ cho phép khách hàng truy cập web, load nhanh hơn. Không những thế, PHP còn giúp kết nối cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Thiết kế web bằng PHP giúp tùy chỉnh dễ dàng hơn

Với các website được thiết kế bằng PHP thường có thể dễ dàng tùy chỉnh, chỉnh sửa web theo ý muốn. Đồng thời, ngôn ngữ lập trình này cũng cung cấp thư viện dữ liệu đa dạng. Những dữ liệu giúp xây dựng các ứng dụng quan trọng trên website và gửi mail cho khách hàng. Bạn có thể thu thập cookie của khách hàng để phân tích, phát triển web dễ dàng.

Cộng đồng thiết kế web bằng PHP đông đảo

Nếu website của bạn gặp một vấn đề gì đó, bạn không biết nguyên nhân, cách khắc phục. Đừng lo, đã có một cộng đồng thiết kế web bằng PHP hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm, giúp bạn giải quyết khó khăn đó rồi.

Bởi vậy, thiết kế web bằng PHP là điều vô cùng đúng đắn đó nhé!

Một số framework php phổ biến

Dưới đây là một số framework phổ biến được dùng nhiều nhất trong lập trình PHP bạn có thể tham khảo:

Laravel

Laravel
Laravel là một trong những Framework phổ biến nhất của PHP

Laravel là framework được phát hành từ năm 2011. Đây là một trong những framework dùng để triển khai ứng dụng nhanh chóng hơn. Laravel đem tới cho người dùng nhiều tính năng hấp dẫn như: tích hợp Templating Engine; phân tách code dễ dàng với các thẻ tùy chỉnh; tạo môi trường phát triển cục bộ Homestead. Đồng thời, Laravel cũng tạo cho người dùng các video hướng dẫn trên trang giúp việc sử dụng dễ dàng hơn.

Có thể nói Laravel là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên website free-php-scripts.net – Chuyên trang chia sẻ về code PHP, cho thấy framework này thật sự phổ biến và mạnh mẽ, được nhiều lập trình viên sử dụng để hỗ trợ code nhanh và chuẩn hơn.

CodeIgniter

Với ưu điểm gọn nhẹ, chạy mượt, mặc dù ra đời từ năm 2006 nhưng CodeIgniter vẫn được coi là một framework không thể thiếu đối với các lập trình viên PHP. CodeIgniter hỗ trợ cài đặt tương đối đơn giản, không đòi hỏi cấu hình cao mà tiết kiệm chi phí phát sinh cực tốt. 

Framework này có thể chạy trên nhiều hosting khác nhau mà không yêu cầu cao về cấu hình. Do đó, người dùng tránh được khá nhiều rắc rối, không vướng phải tình trạng xung đột giữa các phiên bản lập trình PHP.

Khi lựa chọn CodeIgniter, người dùng buộc phải sử dụng lớp Controller. Nhưng đối với Models và Views, bạn có thể tùy chọn sử dụng đặt tên theo ý muốn. Đặc biệt hơn, CodeIgniter framework còn cực kỳ phù hợp với các vận hành của Smarty Templating Engine nữa đó.

Symfony

Symfony cũng là một trong những framework được các lập trình viên ưu tiên lựa chọn vào các dự án lớn, đặc biệt là khi là việc teamwork. Đây cũng là framework được đánh giá là một trong những công cụ tốt nhất hiện nay. Với Symfony, bạn có thể hoàn tất mọi tác vụ một khách dễ dàng. Bạn có thể làm khuôn mẫu, tạo biểu mẫu, chứng thực, thậm chí hạn chế thời gian code xuống thấp nhất có thể.

Yii 2

Yii 2
Yii 2 cũng là Framework được sử dụng khá phổ biến của PHP

Yii 2 là framework phù hợp sử dụng trong các dự án thiết kế web bằng PHP. Với framework này, website của bạn sẽ được tải nhanh hơn. Bên cạnh đó, nó còn có rất nhiều tiện ích nổi bật như: tạo, đọc và cập nhật. Không những thế, đây còn là mô hình thiên lập trình hướng đối tượng. Bởi thế, Yii2 hỗ trợ đoạn code của bạn trở nên logic và gọn gàng hơn rất nhiều. Khi sử dụng Yii 2, bạn có thể tích hợp thư viện jQuery. 

CakePHP

Ra đời từ năm 2005, nhưng CakePHP không những không hề bị lỗi mốt mà còn được sử dụng phổ biến cho tới ngày nay. CakePHP thường xuyên được cập nhật các phiên bản mới, giúp tăng cường việc quản lý, cải thiện tốc độ mô đun và khả năng tạo thư viện độc lập cực tốt.

Đặc biệt, framework này còn có khả năng bảo mật cực cao, tích hợp được với SQL injection. Không những thế, nó còn phòng chống được XSS và bảo vệ CSRF nữa. Bởi vậy, đây là sự lựa chọn hàng đầu của các website thương hiệu lớn trên thế giới như Express, BMW, Hyundai,…

Phalcon

Phalcon ra đời từ năm 2012 và nhanh chóng chiếm được chỗ đứng cao trong list các PHP framework. Công cụ này  sở hữu tốc độ thực thi mã lệnh cực nhanh bởi được lập trình bằng C và C++.

Dù cho bạn không học về C đi chăng nữa, bạn vẫn có thể sử dụng dễ dàng Phalcon bởi nó đã được tích hợp sẵn dưới lớp PHP. Bên cạnh đó, Phalcon cũng có thêm chức năng tăng tốc, giúp giảm tài nguyên, hỗ trợ bạn nhiều tính năng thú vị từ dịch thuật, caching cho tới bảo mật an ninh.

Như vậy, chúng tôi đã cùng bạn đi tìm hiểu được một số kiến thức quan trọng liên quan tới PHP. Chắn hẳn bạn cũng đã tìm ra được câu trả lời PHP là gì, có nên sử dụng thiết kế web bằng PHP rồi đúng không? Không những thế, bài viết cũng gợi ý cho bạn một số framework PHP đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nếu bạn có dự định học lập trình PHP hoặc làm việc với ngôn ngữ lập trình này, hãy lưu lại để áp dụng vào công việc tốt nhất nhé.