Trước đây, các hoạt động được triển khai dưới dạng thủ công không đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Do đó, để cải tiến và mang tính công nghiệp hóa hơn, sự ứng dụng dây chuyền sản xuất vào hệ thống tự động trở nên phổ biến hơn. Vậy bạn hiểu dây chuyền sản xuất là gì? Hệ thống này có vai trò quan trọng ra sao trong hoạt động sản xuất tại các nhà máy công nghiệp? Đặc biệt, các loại dây chuyền sản xuất có những gì? Cùng Onsoft.vn tìm hiểu ngay đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

Dây chuyền sản xuất là gì?

Dây chuyền sản xuất là gì?

Hệ thống công nghiệp hóa được ứng dụng đa dạng tạo ra những thay đổi trong hoạt động công nghệ. Cụ thể, năng suất lao động tăng cao và giá thành sản phẩm được giảm xuống. Điều này mang đến các sản phẩm có mức chi phí tốt hơn đến khách hàng mà chất lượng vẫn không thay đổi.

Trong đó, sản xuất hàng loạt chính là một khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua. Hiểu một cách đơn giản, sản xuất theo dây chuyền chính là một tập hợp hệ thống gồm nhiều thành tố. Chúng đã được thiết lập quy trình và thứ tự các kết nối trong việc sản xuất sản phẩm. 

Nguyên liệu sử dụng trong dây chuyền khá đa dạng. Chúng có thể gồm nguyên liệu thô (đồ kim loại) hoặc các dạng thực phẩm nông nghiệp hay bông, sợi… Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng cụ thể để xử lý phù hợp trong sản xuất. 

Những vai trò quan trọng mà sản xuất dây chuyền mang lại

Dây chuyền sản xuất gồm nhiều máy móc hiện đại và quy trình thiết lập sản xuất đã được nghiên cứu bởi hệ thống các chuyên gia, người có chuyên môn hoặc công ty giải pháp phòng sạch chuẩn gmp. Do đó, chúng giúp hoạt động sản xuất công nghiệp trở nên đơn giản, tự động hóa các hoạt động để giảm sức lao động của con người.

Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất theo dây chuyền giúp tăng năng suất lao động, sản xuất được nhiều sản phẩm và hàng hóa hơn. 

Đặc biệt, hệ thống được xây dựng khép kín nên việc bị lỗi, hỏng sản phẩm là điều gần như không thể. Như vậy, sản xuất theo dây chuyền không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí sản xuất mà còn giúp giảm giá thành, nâng cao hiệu suất công việc. 

Nhân tố quan trọng trong dây chuyền sản xuất gồm gì?

Người lao động và thiết bị máy móc là hai nhân tố quan trọng nhất của hệ thống dây chuyền sản xuất. 

  • Người lao động: Họ là người trực tiếp tham gia vào khâu chế tạo ra các loại mặt hàng. Thông thường, người lao động sẽ đứng tại vị trí các mấu chốt trong dây chuyền sản xuất. Thực hiện các hoạt động mà máy móc không thể thay thế được.
  • Hệ thống máy móc, thiết bị: Đây là các thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ thực hiện việc tự động hóa quá trình sản xuất sản phẩm. Thông thường, hệ thống máy móc, thiết bị cần được kiểm tra thường xuyên để tránh sai sót hoặc lỗi hỏng…

Có các loại dây chuyền sản xuất nào hiện nay?

Hiện nay, có đa dạng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Do đó, các loại dây truyền sản xuất cũng được chia nhỏ thành nhiều loại như dây chuyền nguyên liệu thô, dây chuyền sản phẩm nông nghiệp…. 

Dây chuyền nguyên liệu thô

Dây chuyền nguyên liệu thô

Đúng như tên gọi, sản xuất nguyên liệu thô nhằm cung cấp các dạng nguyên vật liệu dạng thô để phục vụ hoạt động bổ trợ cho các ngành nghề. Dưới đây là các sản phẩm thường gặp trong dây chuyền này:

  • Sản xuất gạch, ngói, tôn, xi măng… (Hệ thống nguyên vật liệu ngành xây dựng).
  • Sản xuất ống nhựa; hạt nhựa; inox…

Dây chuyền sản phẩm ngành nông nghiệp

Đây là hệ thống dùng để chế tạo các thành phẩm cho ngành nông nghiệp. Các hệ thống dây chuyền nông nghiệp nổi bật gồm có: Dây chuyền sản xuất sữa; dây chuyền chế tạo cá hộp; dây chuyền sản xuất đồ đóng gói hoặc dây chuyền chế tạo đồ ăn sẵn… 

Ngành vật liệu xây dựng

Hệ thống này được vận dụng vào hoạt động chế tạo để tạo ra các thành phẩm ngành xây dựng. Từ đó, con người có thể có vật liệu xây dựng để tạo ra nhiều công trình đồ sộ, vĩ đại hoặc những ngôi nhà cao tầng bắt mắt. Một số mô hình sản xuất trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Dây chuyền chế tạo thép; dây chuyền sản xuất sơn tổng hợp; dây chuyền chế tạo bê tông… 

Dây chuyền chuyên sản xuất dược phẩm

Dây chuyền chuyên sản xuất dược phẩm

Dược phẩm được hiểu là khía cạnh bao hàm nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các dạng bào chế để sử dụng cho việc hồi phục sức khỏe. Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP giúp giải phóng sức lao động con người. Đặc biệt, các khâu “lặp đi lặp lại” được tự động hóa và chuyên biệt để giảm thời gian sản xuất… Tuy nhiên để đủ điều kiện kinh doanh các cơ sở sản xuất cần phải thuê chuyên gia tư vấn công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế nhằm đảm bảo hoàn thiện các hạng mục cần thiết.

Sản xuất thực phẩm

Thực phẩm là lĩnh vực có tính ứng dụng công nghệ vào trong quá trình sản xuất nhiều nhất. Bởi lẽ, nhu cầu sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo chưa bao giờ có dấu hiệu “hạ nhiệt”. 

Các dây chuyền sản xuất trong ngành thực phẩm gồm:

  • Sản xuất bánh kẹo, đồ ăn liền (mì tôm, xúc xích…)
  • Sản xuất nước ngọt, bia, đồ uống có gas…
  • Sản xuất các loại sữa hộp, sữa túi… 

Sản xuất, chế tạo và đóng gói bao bì

Sản xuất, chế tạo và đóng gói bao bì

Bao bì là loại vật liệu được sử dụng để bảo quản hoặc chứa (đựng) các loại nguyên vật liệu, đồ dùng. Hiện nay, chúng được sử dụng phổ biến và chế tạo thành phẩm gồm đa dạng các loại khác nhau để người sử dụng lựa chọn. Đó có thể là bao bì tải, bao bì giấy hoặc hệ thống các thùng chứa đựng Carton… 

Mô hình sản xuất bao bì và vật dụng đóng gói giúp hoạt động sản xuất này có hiệu suất cao và chế tạo ra được nhiều thành phẩm hơn. Nhờ đó, giá thành cho một đơn vị sản phẩm được hạ xuống nhiều hơn bình thường. 

Sản xuất hàng may mặc

Dây chuyền sản xuất quần áo; dây chuyền chế tạo và sản xuất giày dép hoặc mũ, nón là các dạng dây chuyền sản xuất hàng may mặc phổ biến nhất. Hệ thống các dây chuyền này được ứng dụng ngày một nhiều nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Từ đó, thỏa mãn nhu cầu sử dụng trang phục, quần áo của hơn 90 triệu dân Việt Nam. Thậm chí, có thể xuất khẩu ra thị trường ngoài. 

Dây chuyền thức ăn chăn nuôi

Là một quốc gia nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi luôn được chú trọng và đẩy mạnh phát triển. Trong đó, hệ thống sản xuất dây chuyền thức ăn chăn nuôi được ứng dụng ngày một nhiều hơn là tín hiệu tốt. Cụ thể, nhiều chuyên gia nhận định chi phí, giá thành cho các sản phẩm ngành chăn nuôi đã giảm khá nhiều. Điều này có lợi cho người nông dân, hộ kinh doanh chăn nuôi… 

Bài viết mang đến một khía cạnh hấp dẫn về dây chuyền sản xuất. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực cho cuộc sống hiện đại, công nghiệp hóa. Chắc hẳn bạn đã hiểu dây chuyền sản xuất là gì? Hệ thống sản xuất này có vai trò quan trọng ra sao? Đặc biệt, các loại mô hình sản xuất theo dây chuyền phổ biến hiện nay gồm gì… Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn có thể chia sẻ để càng có thêm nhiều người khác nhận được thông tin nhé!