Hiện nay việc ứng dụng công nghệ trong dạy học đã trở thành xu hướng tất yếu. Khi tích hợp công nghệ vào quá trình giáo dục sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả giảng dạy. Mở ra cơ hội học tập linh hoạt, sáng tạo và tương tác cho học sinh, sinh viên. Qua bài viết này chúng tôi sẽ đề cập về những lợi ích của phần mềm dạy học mang lại. Mời bạn cùng tham khảo ngay!
Định nghĩa về ứng dụng công nghệ trong dạy học
Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc kết hợp khoa học và công nghệ vào quá trình giáo dục. Giúp người học trở nên chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Điều này tạo ra một đột phá trong phương pháp giáo dục, phá vỡ mô hình giảng dạy một chiều. Trong đó giáo viên thường xuyên đóng vai trò duy nhất là giảng bài và đặt câu hỏi. Còn học sinh chỉ có nhiệm vụ trả lời và ghi chép một cách thụ động.
Ví dụ về cách ứng dụng công nghệ trong giảng dạy:
- Phương pháp truyền thống: Sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint, kết hợp máy chiếu và đa phương tiện vào bài giảng để minh họa cho nội dung bài học.
- Phương pháp hiện đại: Dạy học qua các nền tảng lớp học ảo, tổ chức các khóa học trực tuyến. Sử dụng bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard và trang bị màn hình tương tác trong lớp học.
Sự kết hợp công nghệ vào giảng dạy đã khiến lớp học trở nên sinh động hơn bao giờ hết. Từ đó thu hút sự chú ý của người học hơn, nhờ vậy nâng cao chất lượng học tập.
Xem thêm: Top 10 Thương Hiệu Đồ Thể Thao Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Các ứng dụng công nghệ trong dạy học thịnh hành hiện nay
Ở nội dung này, chúng tôi sẽ liệt kê một số ứng dụng công nghệ thông tin dạy học phổ biến. Bạn nên tham khảo và có thể lựa chọn một số ứng dụng để học thử.
Xây dựng bài giảng
Các ứng dụng giúp người dạy chuẩn bị bài giảng nhanh chóng với các mẫu có sẵn. Song đó còn có thể tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Lúc này bài giảng sẽ trở nên sinh động và nâng cao hiệu quả giảng dạy một cách rõ rệt. Một số ứng dụng hỗ trợ xây dựng bài giảng phổ biến bao gồm:
- PowerPoint: Là phần mềm được sử dụng rộng rãi từ lâu. PowerPoint cho phép tạo bài giảng với các mẫu đồ họa hấp dẫn. Người dạy dễ dàng tích hợp video, hình ảnh, âm thanh, giúp bài giảng trở nên trực quan hơn.
- Canva: Cung cấp vô vàn mẫu đồ họa đẹp mắt, gồm hình ảnh, video và GIF. Người dùng có thể tự do sáng tạo để thiết kế bài giảng trên nền tảng này.
- myViewBoard: Đây là ứng dụng công nghệ trong dạy học hỗ trợ tạo các trò chơi tương tác thú vị. Qua đó giúp tăng cường sự tương tác giữa người dạy và học viên.
Xem thêm: Tổng Hợp Top 7 Camera Wifi Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay
Quản lý lớp học
Những ứng dụng công nghệ trong quản lý lớp học giúp giáo viên theo dõi quá trình học của từng học viên. Từ điểm số, bài kiểm tra định kỳ đến mức độ tham gia đóng góp xây dựng bài. Đồng thời hỗ trợ trong việc phân chia nhóm học và quản lý bài giảng một cách hiệu quả. Dưới đây là 2 ứng dụng quản lý lớp học được sử dụng nhất hiện nay:
- Schoology: Ứng dụng này giúp xây dựng hồ sơ học viên, quản lý bài giảng và phân bổ bài tập.
- Moodle: Hỗ trợ giáo viên với nhiều tính năng như thống kê điểm số, giao bài tập, đăng tải bài học, tạo bài thi.Việc này giúp nngười dạy có thể theo dõi liên tục quá trình học tập của học sinh.
Chống gian lận trong thi cử
Từ sau đại dịch Covid-19, cả thế giới đang hướng đến một phương thức đó là giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên việc giám sát thí sinh trong khi thi cử online gặp phải không ít khó khăn. Vì vậy việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ chống gian lận là điều cần thiết. Hiện có hai phần mềm phổ biến giúp chống lại hành vi gian lận thi cử, đó là:
- EduNow: Sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và quét chứng minh thư để xác nhận danh tính thí sinh trước khi thi. Tiếp theo, thí sinh sẽ phải thực hiện một quét camera 360 độ để đảm bảo không có người hỗ trợ. Trong quá trình thi, EduNow sẽ kích hoạt mic để ghi âm nhằm theo dõi môi trường thi, đồng thời khóa hoàn toàn tính năng sao chép và mở tab mới.
- Azota: Đây là phần mềm hỗ trợ chấm điểm và trả bài trực tuyến. Đồng thời tích hợp tính năng giám sát tự động. Nếu thí sinh chuyển tab trong quá trình thi, Azota sẽ ghi nhận và gửi thông báo cho giám thị để tiến hành xử lý.
Dùng thiết bị công nghệ thông minh
Sử dụng thiết bị công nghệ trong lớp học ngày càng trở nên phổ biến. Việc này giúp tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học. Thêm vào đó làm cho bài giảng trở nên trực quan hơn. Những thiết bị công nghệ thông minh có thể kể đến như:
- Màn hình tương tác thông minh: Đây là thiết bị có tính năng cảm ứng đa điểm và khả năng truy cập Internet. Trong giờ học, giáo viên có thể trực tiếp thao tác trên màn hình để viết, vẽ hoặc đưa bài kiểm tra vào bài giảng.
- Máy chiếu tương tác: Thiết bị này cho phép người dạy và học tương tác trực tiếp với hình ảnh được chiếu lên màn hình thông qua bút cảm ứng. Giáo viên có thể dễ dàng chèn thêm các tệp video, hình ảnh, GIF,… Giúp bài giảng trở nên thú vị và dễ hiểu hơn cho học sinh.
Xem thêm: [Review] Chat GPT Plus Ekeyms.net Có Gì Đặc Biệt? Có nên Nâng Cấp Tài Khoản Chat GPT Plus?
Lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông tin
Nhìn chung thì những ứng dụng này giúp giáo viên và học sinh có thể lưu trữ tài liệu, bài giảng, video bài học và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả. Bao gồm là:
- Google Drive: Đây chính là nền tảng lưu trữ đám mây phổ biến. Cho phép người dùng tải lên và tổ chức các tệp dưới dạng thư mục, dễ dàng tìm kiếm thông qua thanh tìm kiếm. Người dùng có thể chia sẻ tài liệu với các cá nhân, tổ chức thông qua email hoặc đường link.
- OneDrive: Cũng là một nền tảng giúp người dùng đồng bộ các tệp tin từ máy tính lên điện toán đám mây. Các tệp tin có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị nào miễn có kết nối internet. Nhờ vậy mà người dạy và người học tiện lợi trong việc chia sẻ tài liệu học.
- FreeCommander: Ứng dụng này hỗ trợ người dùng dễ dàng quản lý các tệp tin dưới dạng cây thư mục, hỗ trợ nhiều định dạng tệp khác nhau và xử lý tốt các file nén.
Lợi ích từ ứng dụng công nghệ trong dạy học
Sử dụng phần mềm dạy học hỗ trợ việc xây dựng bài giảng dễ dàng hơn. Song đó việc ứng dụng công nghệ trong dạy học còn mang lại những lợi ích như:
- Thu hút sự chú ý: Công nghệ giúp tạo ra các bài giảng trực quan, sinh động và dễ hiểu. Các công cụ video, hình ảnh, âm thanh giúp người học dễ dàng liên hệ kiến thức với thực tế. Khi bài giảng trở nên hấp dẫn, người học sẽ chủ động tham gia vào nhiều hơn vào quá trình học.
- Tăng sự tương tác: Công nghệ giúp mở rộng khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Không chỉ giới hạn trong các giờ học trực tiếp mà còn qua các diễn đàn, nhóm lớp trực tuyến, email hoặc các ứng dụng chia sẻ tài liệu.
- Phù hợp với nhiều phong cách học tập: Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người học có phong cách học đặc biệt. Giúp họ học tập theo cách phù hợp nhất với bản thân. Không chỉ học qua sách giáo khoa, người học có thể tiếp cận kiến thức qua video, trò chơi giáo dục, thảo luận nhóm hay các bài tập tương tác.
Xem thêm: Top 10 Công Ty Thiết Kế Website Spa Làm Đẹp Chuyên Nghiệp
Các kỹ năng mà người dạy trên ứng dụng công nghệ trong dạy học cần có
Để tận dụng tối đa lợi thế công nghệ trong dạy học, người dạy cần thành thạo những kỹ năng. Đó là:
- Tin học văn phòng: Để chuẩn bị bài giảng, giáo án và bài tập hiệu quả. Người dạy cần làm quen với các phần mềm soạn thảo như Word, Excel và PowerPoint. Việc thành thạo các công cụ này sẽ tạo ra các bài giảng chuyên nghiệp và học sinh dễ dàng hiểu hơn.
- Tìm kiếm thông tin: Mạng Internet là nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên vẫn có những thông tin không đúng sự thật. Vì vậy, người dạy cần có khả năng tìm kiếm thông tin, cách xác định các nguồn đáng tin cậy. Điều này để đảm bảo tài liệu thu thập được phục vụ đúng mục đích giảng dạy.
- Biết ứng dụng công nghệ vào giảng dạy: Hiện nay, nhiều công cụ và thiết bị công nghệ được sử dụng trong lớp học. Bao gồm màn hình tương tác thông minh, máy chiếu và các phần mềm giảng dạy trực tuyến. Người dạy cần làm quen và thành thạo việc sử dụng các thiết bị này.
- Khả năng sáng tạo: Để thu hút sự chú ý của học sinh. Người dạy cần có khả năng sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng. Việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên trực tuyến hoặc thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới giúp người dạy làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế website Elearning, tạo ra phần mềm dạy học online hay các kỹ năng tạo ra một khóa học hoàn chỉnh thì có thể tham khảo Khánh Hùng Academy. Ông Khánh Hùng có hơn 10 năm trong lĩnh vực Marketing, bắt đầu đào tạo khóa học dạy bán khóa học nhằm muốn truyền tải kinh nghiệm của mình, giúp mọi người có thể xây dựng cho mình một sự nghiệp trên nền tảng online. Bạn có thể liên hệ ông Khánh Hùng để được hỗ trợ, tư vấn trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Thông qua nội dung bài viết, bạn đọc đã biết được định nghĩa về ứng dụng công nghệ trong dạy học. Bên cạnh đó còn biết thêm được một số phần mềm dạy học bằng công nghệ chất lượng. Hy vọng bạn sẽ lĩnh hội và gặt hái được nhiều thành công trên con đường học vấn của mình. Hãy tiếp tục theo dõi Onsoft để cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.
Xem thêm: Công Nghệ Chụp Ảnh VR 360 Độ – Chụp Hình 360 Độ Chuyên Nghiệp