Trực quan hóa dữ liệu là kỹ thuật được ứng dụng khá nhiều tại các doanh nghiệp hiện nay. Công cụ này giúp các doanh nghiệp vẽ nên bức tranh tổng thể về hoạt động hằng ngày. Nếu bạn chưa biết trực quan hóa dữ liệu là gì? Thì hãy cùng Onsoft theo dõi ngay những thông tin sau để có thể hiểu rõ về trực quan hóa dữ liệu, cách vận dụng và những điều bạn cần chú ý khi sử dụng kỹ thuật này.
Trực quan hóa dữ liệu là gì?
Trực quan hóa dữ liệu là công cụ thể hiện các dữ liệu thành những dạng khác nhau như là đồ thị, biểu đồ hoặc dùng phương pháp, công cụ hỗ trợ giúp minh họa dữ liệu tốt nhất. Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích biến dữ liệu thành thông tin trực quan, dễ quan sát và truyền đạt rõ ràng để người xem và người đọc có thể hiểu được.
Ngày nay, dữ liệu ngày càng gia tăng với số lượng lớn, nên mỗi doanh nghiệp phân tích rất nhiều dữ liệu. Do đó, trực quan hóa dữ liệu không chỉ quan trọng với ngành phân tích dữ liệu kinh doanh mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Thành phần trực quan hóa dữ liệu là gì?
Trực quan hóa dữ liệu – Data visualization gồm có những thành phần như:
- Thông điệp: Thể hiện mục đích của việc trực quan hóa. Các chuyên gia khoa học dữ liệu sẽ trực tiếp trao đổi với những bên liên quan về kết quả họ mong muốn bằng cách phân tích dữ liệu.
- Dữ liệu: Dữ liệu sẽ được các nhà phân tích xác định sao cho phù hợp để tường thuật thông điệp. Họ chỉnh sửa định dạng dữ liệu sau đó làm sạch chúng, loại bỏ giá trị ngoại lai và phân tích sâu hơn. Dữ liệu sau khi được chuẩn bị xong, các chuyên gia sẽ lên kế hoạch khám phá trực quan.
- Phương tiện trực quan: Thành phần này sẽ giúp các nhà khoa học dữ liệu có thể xác định được những phương pháp trực quan để họ có thể chia sẻ thông tin. Họ tạo ra những dạng đồ họa khác nhau để làm nổi bật dữ liệu chính và những dữ liệu phức tạp sẽ được tối giản. Các phương thức sẽ được các chuyên gia cân nhắc sử dụng một cách hiệu quả nhất để trình bày dữ liệu theo hệ thống.
Xem thêm: Chứng chỉ SSL là gì? Top 10 công ty bán SSL hàng đầu
Các dạng trực quan hóa dữ liệu là gì?
Trực quan hóa dữ liệu là gì? Đây là sự ghép nối nhiều thông tin tương thích với nhau để hình thành nên một bảng thể hiện đầy đủ ý nghĩa:
-
- Bảng thông tin (Chart): Các thông tin sẽ được trình bày dạng bảng, đồ hoạ theo hai trục hoặc thể hiện dưới dạng biểu đồ, sơ đồ.
- Bảng (Table): Tập hợp dữ liệu sẽ được hiển thị thành các hàng và cột.
- Đồ thị (Graph): Một đồ thị được chia thành nhiều điểm, đường, đoạn hay vùng biểu thị với những biến số cụ thể dễ dàng so sánh. Những dữ liệu sẽ được đặt trên hai trục vuông góc.
- Không gian địa lý (Geospatial): Đây là dạng trực quan hóa dữ liệu dưới dạng bản đồ sử dụng nhiều hình dạng và màu sắc thể hiện mối quan hệ giữa các dữ liệu và vị trí.
- Thông tin đồ hoạ (Infographic): Hình ảnh và từ ngữ sẽ được kết hợp với nhau để biểu thị dữ liệu.
- Bảng điều khiển (Dashboards): Tất cả những biểu đồ và dữ liệu được các chuyên gia biểu thị tại cùng một vị trí giúp quá trình phân tích dễ dàng và trình bày dữ liệu dễ hiểu.
Lợi ích quá trình trực quan hóa dữ liệu mang lại
Những lợi ích trọng tâm khi thực hiện trực quan hóa dữ liệu là gì:
- Đưa ra quyết định chính xác: Thông qua quá trình trực quan hóa số liệu giúp trình bày dữ liệu này dễ hiểu hơn. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ có thể tiết kiệm thời gian phân tích dữ liệu, có cái nhìn toàn cảnh để xác định sự liên kết của các yếu tố để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất. Hình thành những chuỗi quyết định hợp lý, đúng thời điểm để nâng cao vị thế cạnh tranh.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ: Hình ảnh hóa dữ liệu sẽ giúp làm nổi bật nhu cầu và mong muốn khách hàng. Thế nên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thấy được sự thay đổi của hành vi, thói quen khách hàng qua những giai đoạn khác nhau. Biết được khách hàng đang hài lòng hay không hài lòng để xác định những ưu nhược và có biện pháp cải thiện dịch vụ phù hợp.
- Nhân viên hợp tác hiệu quả hơn: Thông qua những số liệu rõ ràng có thông điệp cụ thể giúp các nhân viên nắm bắt được tình hình doanh nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ đề xuất những ý kiến để cải thiện những vấn đề chung của công ty. Đồng thời, biểu đồ cũng giúp nhân viên nắm rõ được hiệu suất làm việc, sự chênh lệch kết quả công việc giữa các nhân viên tạo động lực cải thiện bản thân.
- Hạn chế sự phụ thuộc vào nhà khoa học dữ liệu: Không phải công ty nào cũng có nhà phân tích dữ liệu nên khi sử dụng công cụ trực quan hoá giúp nhân viên tự đọc được dữ liệu cơ bản. Từ đó đưa ra quyết định giúp tối ưu ngân sách của công ty.
- Có thể giao tiếp bằng số liệu: Khi có biểu đồ trực quan hóa số liệu, bạn sẽ có thể trình bày những thay đổi và kế hoạch phát triển nhanh chóng. Nếu bạn chưa có chuyên môn phân tích dữ liệu cũng có thể giải thích giúp khách hàng và đối tác vẫn hiểu được đề xuất và có dẫn chứng số liệu cụ thể.
Xem thêm: Công nghệ golf 3D là gì? Lý do bạn nên lắp đặt phòng tập golf 3D tại nhà
Những kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu là gì?
Một số kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu là gì mà được sử dụng phổ biến cùng tìm hiểu sau đây:
- Trực quan hóa theo chuỗi thời gian: Kỹ thuật này được các nhà hoa học dữ liệu ứng dụng để trình bày các đối tượng theo chiều tuyến tính có dạng đồ thị, biểu đồ đường và dòng thời gian.
- Trực quan hóa dữ liệu có sự phân cấp: Quá trình này đề cập đến nhóm hoặc những mục có liên kết với mục dữ liệu mẹ. Những cây dữ liệu này có thể được sử dụng để hiển thị cụm thông tin.
- Trực quan hóa dữ liệu mạng: Đây là kỹ thuật rất hữu ích để trình bày mối quan hệ phức tạp khi có nhiều dữ liệu đồng liên kết khác nhau. Cụ thể là những biểu đồ phân tán với dữ liệu dạng điểm, biểu đồ bong bóng có dữ liệu thứ ba xuất hiện tại biểu đồ phân tán,…
- Trực quan dữ liệu đa chiều: Dữ liệu sẽ được trình bày dưới dạng hình ảnh 2D hoặc 3D như biểu đồ cột, tròn và đồ thị cột chồng. Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều thông qua các dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác hơn.
- Trực quan dữ liệu theo không gian địa lý: Được thể hiện thông qua bản đồ nhiệt, mật độ hoặc địa hình, thể hiện những dữ liệu thuộc vị trí đời thực.
- Trực quan hóa tương tác: Kỹ thuật này cho phép người dùng và đồ họa tương tác với nhau. Các biến trong thông số trực quan, người xem có thể thay đổi để tìm kiếm thông tin mới hoặc truy cập chiều sâu. Phần mềm này sẽ thường có một bảng điều khiển giúp người xem tương tác với hệ thống.
Để hiểu rõ hơn về Data visualization – trực quan hóa dữ liệu là gì bạn có thể tham khảo các khoá học Data Analytis online được cung cấp bởi trung tâm đào tạo phân tích dữ Mastering DA. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm: OmniChannel là gì? Top 5 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
Kết luận
Hiểu được Data visualization – trực quan hóa dữ liệu là gì sẽ giúp người xem chuyển đổi thông tin từ dạng phức tạp trở thành hình ảnh đơn giản và dễ hiểu. Điều này giúp người xem xác lập xu thế cũng như những rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện. Bạn có thể thấy được sự đối sánh tương quan số liệu để nắm rõ chi tiết hoạt động giải trí.
Kỹ thuật Data visualization cung cấp những giải pháp hữu ích cho quá trình nghiên cứu và phân tích tài liệu khách hàng để các doanh nghiệp ra quyết định hành động tăng cơ hội sở hữu lợi nhuận. Xác lập thời cơ thị trường tăng trưởng mà đối thủ cạnh tranh chưa nắm bắt được. Những thông tin tích lũy được sẽ lý giải nguyên nhân hành vi người tiêu dùng để đưa ra kế hoạch thu hút người mua quay trở lại và trung thành với thương hiệu.